Tại vòng Sơ kết, thí sinh đăng ký tham gia cuộc thi và nộp tác phẩm đến hết ngày 29/4/2024. Thí sinh được tự do chọn phần mềm để tạo ra các tác phẩm và nộp bài thi qua website: https://aiart.siu.edu.vn. Thí sinh có thể sử dụng một số phần mềm miễn phí như: Stable Diffusion, Adobe Firefly, Bing Image Creator, Starry AI, Night Cafe…
Tại vòng Chung kết, các thí sinh sẽ thi trực tiếp tại SIU, gồm 2 phần: Tạo tác phẩm trên máy tính bằng phần mềm AI Mid Journey với tài khoản được Ban tổ chức cung cấp và thuyết trình về tác phẩm để tìm ra người đạt giải của mỗi bảng.
Ban tổ chức sẽ có những buổi hướng dẫn về các phần mềm và cách sử dụng cho cuộc thi theo 2 hình thức: hướng dẫn trực tiếp tại Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (11 Tống Hữu Định, phường Thảo Điền, Tp. Thủ Đức, TP.HCM) hoặc qua nền tảng trực tuyến dành cho tất cả thí sinh.
Tác phẩm dự thi do thí sinh sáng tạo bởi phần mềm AI tạo sinh theo quy định của Ban tổ chức. Tác phẩm dự thi không được mô phỏng hoặc vẽ lại dựa trên tranh có sẵn hay tác phẩm của tác giả khác. Thí sinh dự thi phải tuân thủ quy định, thể lệ cuộc thi và Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Ý tưởng về chủ đề cuộc thi: Trường Đại học Quốc Tế Sài Gòn Ý tưởng và kịch bản thực hiện tác phẩm: thí sinh dự thi Công cụ thực hiện: phần mềm AI tạo sinh Thông tin chi tiết về cuộc thi tham khảo tại: Website: https://aiart.siu.edu.vn/ Fanpage: www.fb.com/siu.aiart Email: [email protected] Điện thoại: 028.36203932 (ext:207) |
Lệ Thanh
" alt=""/>Cuộc thi ‘Vẽ tranh cùng AI’Thông qua các hoạt động, các thành viên trong ban tổ chức đã “thổi hồn” vào những kiến thức Lịch sử tưởng chừng khô khan, nhàm chán trở nên dễ học, dễ nhớ.
Các em nhỏ được tìm hiểu về nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và biết được những đóng góp to lớn của con người thời kỳ này đối với sự phát triển của thế giới. Ngoài ra, các em còn được tự tay làm đồng hồ, thuốc súng và trải nghiệm trở thành những nhà khảo cổ học…
Nguyễn Phú Minh Châu, Trưởng Ban tổ chức, cho hay dù thời gian chuẩn bị hạn chế, các thành viên trong nhóm vẫn cố gắng chuẩn bị mọi thứ chỉn chu, từ những món đồ phục vụ cho bài giảng đến nội dung bài học lôi cuốn, hấp dẫn.
“Dù có chút vất vả nhưng được thấy nụ cười của các em nhỏ ở đây, các thành viên đều thấy rất hạnh phúc. Nhóm mong muốn thông qua các hoạt động này, môn Lịch sử sẽ trở nên gần gũi, khiến các em thêm yêu và mong muốn khám phá”, Châu nói.
Dự án Scribbles được xây dựng và triển khai bởi các học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam từ năm 2015. Dự án nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn thông qua những hoạt động đa dạng.
Nguyễn Hiền Minh